Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Hội nghị triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023

Ngày 12/04/2023 17:00:00



Chiều ngày 12 tháng 4 năm 2023, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số xã Định Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã.

Về dự hội nghị có đồng chí Cao Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã - PhóTrưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã, các đồng chí trong Ban chỉ đạo Chuyển đổi số xã, MTTQ, trưởng các ban ngành, đoàn thể, công chức UBND, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học, THCS và các đồng chí Trưởng Thôn- Tổ Trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng.

 

1.jpg

Các đại biểu về tham dự hội nghị

KH 2023.jpg

 

Tại Hội nghị Bà Đoàn Thị Huệ, công chức VH-XH, Phó Ban chỉ đạo chuyển đổi số thông qua Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Định Thành năm 2023. UBND xã Định Thành đã xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung

- Hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số ở xã để thúc đẩy, đột phá hoàn thành chuyển đổi số ở huyện, tỉnh, góp phần hoàn thành đồng bộ các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên cả 3 trụ cột là Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ, công chức được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ của các cở quan Nhà nước cấp.

- 100% Lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử.

- 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tửu (trừ văn bản mật theo quy định)

- 100% hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa điện tử

- 60% hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến.

- Thiết lập được kênh giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

- Có Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt hiệu quả.

- Trang thông tin điện tử hoạt động tuân theo quy định Nghị định số 42/ NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Có Kế hoạch, văn bản thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về Chuyển đổi số theo từng giai đoạn hàng năm.

- 100% cán bộ, công chức người lao động được tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Xây dựng hạ tầng số

- Phối hợp với các đơn vị bưu chính, viễn thông thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông nhằm phục vụ nhu cầu kết nối thông tin liên lạc, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Triển khai tiếp nhận, chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính. Khảo sát, đánh giá hiện trạng toàn bộ thiết bị CNTT, máy tính để tiến hành nâng cấp, bổ sung đảm bảo cấu hình, năng lực của thiết bị phục vụ triển khai các ứng dụng cho cán bộ, công chức tại UBND xã.

- Các Thôn phối hợp với các nhà mạng lắp đặt Wifi tại Các nhà văn hóa.

b) Chính quyền số

- Sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành tác nghiệp trong quản lý, điều hành công việc: 100% cán bộ thực hiện đúng quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống đảm bảo 100% các văn bản được xử lý trên hệ thống; 100% văn bản đi được thực hiện ký số đầy đủ, lãnh đạo UBND xã thực hiện ký số trong quá trình phát hành và tiếp nhận văn bản trên hệ thống.

- Sử dụng Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử: Thực hiện việc rà soát, cập nhật, cấu hình quy trình điện tử giải quyết của tất cả các thủ tục hành chính xã trên hệ thống theo đúng quy trình nội bộ đã được phê duyệt; triển khai thực hiện đảm bảo 100% các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả đúng quy trình điện tử đã được cấu hình trên hệ thống đúng các quy định hiện hành.

- Sử dụng hệ thống Thư điện tử công vụ của tỉnh: Thực hiện việc rà soát, cập nhật danh mục tài khoản người dùng đảm bảo 100% các bộ, công chức của xã được cấp phát tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh để sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày.Thực hiện rà soát toàn bộ các chức danh, vị trí công tác, cán bộ, công chức tại các đơn vị để cấp mới, cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng , đảm bảo đầy đủ chữ ký số của tổ chức, cá nhân phục vụ việc ký số hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng.

- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin nâng cấp Trang Thông tin điện tử (website) đáp ứng các yêu cầu quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đảm bảo cung cấp thông tin về các hoạt động của Đảng, Chính quyền, các đoàn thể và quảng bá về hình ảnh, các nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin và các sự kiện trên trang thông tin điện tử hoặc các tin, bài, tìm các phương án làm phong phú các tin bài để người dùng thường xuyên truy cập, theo dõi.

- Triển khai giám sát, điều hành thông minh (COC): Thực hiện tạo lập, thu thập dữ liệu, số liệu các ngành, các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội quan trọng phục vụ công tác điều hành; tích hợp số liệu báo cáo của các hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh tích hợp về COC của xã để tổng hợp, phân tích phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, ra quyết định, ban hành kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của xã. Thực hiện đồng bộ và kết nối dữ liệu về Trung tâm IOC của tỉnh.

- Đầu tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống Camera phục vụ giám sát an ninh, trật tự kết hợp giao thông tại các điểm trọng yếu, điểm đen giao thông; tích hợp về phòng điều hành, giám sát của Công an xã.

- Triển khai đầy đủ các các phần mềm quản lý khác: Phần mềm quản lý tài sản, phần mềm tài chính - kế toán, phần mềm quản lý CBCC, thẻ cán bộ công chức điện tử …

c) Phát triển kinh tế số

Phát triển thương mại điện tử

- Rà soát danh mục sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của xã tiến hành xây dựng thương hiệu, triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm các thủ tục pháp lý khác theo quy định đưa sản phẩm lên các Sàn thương mại điện tử (Voso, Postmart, Facebook, …); nghiên cứu giải pháp kết nối với các sàn thương mạiđiện tử lớn trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bán sản phẩm.

- Nghiên cứu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng.

- Hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình triển khai Thương mại điện tử tại địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.

Triển khai thanh toán điện tử

- Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện, triển khai thanh toán điện tử, bao gồm: thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức cho người dân nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử, sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

Xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode: Triển khai số hóa địa chỉ nhà dân, các cơ quan, đơn vị hình thành cơ sở dữ liệu về bản đồ số của xã phục vụ phát triển thương mại điện tử, chuyển phát bưu chính và logictics khi có chỉ đạo của tỉnh.

d) Phát triển xã hội số

Giao tiếp với người dân

- Thiết lập kênh giao tiếp giữa xã và người dân: Đa dạng hóa các kênh thông tin giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn, tăng cường sử dụng các kênh thông tin truyền thống như văn bản, đài truyền thanh; tiến hành xây dựng hệ thống giao tiếp thông qua hệ thống tin nhắn SMS, mạng xã hội Zalo, chatbot, Trang Thông tin điện tử, ứng dụng Công dân số để người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của chính quyền, giúp tăng cường sự tin tưởng, gần gũi hơn giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

- Triển khai ứng dụng phản ánh hiện trường để các tổ chức, cá nhân gửi phản ánh các vấn đề bất cập trong cuộc sống, thông qua đó hỗ trợ công tác xử lý hiệu quả từ các cơ quan chức năng, hướng đến cải thiện môi trường sống, làm việc cho người dân thông qua ứng dụng.

- Thiết lập kênh giao tiếp chính thức trên các mạng xã hội của Việt Nam (Zalo, Mocha, Lotus, Gapo,…) để tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân trong xã giao tiếp, tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Giáo dục thông minh

- Phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường trực tuyến: phục vụ hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục các trường.

- Phần mềm tuyển sinh đầu cấp: Cung cấp công cụ phục vụ cho công tác tuyển sinh vào đầu các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) thực hiện trực tuyến, đồng bộ trên mạng Internet. Hệ thống hỗ trợ phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin tuyển sinh; hỗ trợ nhà trường xử lý tuyển sinh cho nhà trường; hỗ trợ công tác báo cáo, điều hành chỉ đạo cho các cấp và các trường thuộc quản lý trên địa bàn.

- Triển khai các ứng dụng: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, trang thông tin điện tử… Phần mềm học tập online: VNPT E-Learning, Viettelstud.

Y tế thông minh

- Triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong cộng đồng; triển khai ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho người dân trên địa bàn xã thông qua ứng dụng người dân được đội ngũ y, bác sỹ tư vấn về sức khỏe, chẩn đoán bệnh trực tuyến qua hệ thống.

- Song song, triển khai ứng dụng tiến hành tạo lập nhóm trên mạng xã hội để người dân được tư vấn về sức khỏe theo hình thức đặt câu hỏi và được bác sỹ trả lời trên nhóm.

- Triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, xã, thị trấn theo quy định tại Quyết định số 3523/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế.

Tại hội nghị, ông Cao Văn Quyết -Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng BCĐ đã đánh giá sơ bộ những kết quả đạt được trong công tác Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2022, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2023, trong đó cần quan tâm chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số; tập huấn, hướng dẫn các Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong thực hiện thủ tục hành chính cấp xã; hướng dẫn người dân thanh toán các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí … không dùng tiền mặt và định hướng một số giải pháp thực hiện việc lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính của xã.

Sau một buổi làm việc, với tinh thần tự giác, trách nhiệm cao hội nghị đã thống nhất cao với nội dung Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 và thể hiện sự quyết tâm thực hiện phát triển kinh tế số, xã hội số, nhằm thúc đẩy nền KT-XH trên địa bàn xã ngày một phát triển bền vững./.

                                                      Thực hiện: Đoàn Huệ - Công chức VH-XH

  

Hội nghị triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023

Đăng lúc: 12/04/2023 17:00:00 (GMT+7)



Chiều ngày 12 tháng 4 năm 2023, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số xã Định Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn xã.

Về dự hội nghị có đồng chí Cao Văn Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã - PhóTrưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã, các đồng chí trong Ban chỉ đạo Chuyển đổi số xã, MTTQ, trưởng các ban ngành, đoàn thể, công chức UBND, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học, THCS và các đồng chí Trưởng Thôn- Tổ Trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng.

 

1.jpg

Các đại biểu về tham dự hội nghị

KH 2023.jpg

 

Tại Hội nghị Bà Đoàn Thị Huệ, công chức VH-XH, Phó Ban chỉ đạo chuyển đổi số thông qua Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Định Thành năm 2023. UBND xã Định Thành đã xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung

- Hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi số ở xã để thúc đẩy, đột phá hoàn thành chuyển đổi số ở huyện, tỉnh, góp phần hoàn thành đồng bộ các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên cả 3 trụ cột là Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính quyền; hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các ứng dụng, dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ, công chức được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ của các cở quan Nhà nước cấp.

- 100% Lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử.

- 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tửu (trừ văn bản mật theo quy định)

- 100% hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên hệ thống thông tin một cửa điện tử

- 60% hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến.

- Thiết lập được kênh giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

- Có Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt hiệu quả.

- Trang thông tin điện tử hoạt động tuân theo quy định Nghị định số 42/ NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Có Kế hoạch, văn bản thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về Chuyển đổi số theo từng giai đoạn hàng năm.

- 100% cán bộ, công chức người lao động được tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Xây dựng hạ tầng số

- Phối hợp với các đơn vị bưu chính, viễn thông thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông nhằm phục vụ nhu cầu kết nối thông tin liên lạc, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Triển khai tiếp nhận, chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính. Khảo sát, đánh giá hiện trạng toàn bộ thiết bị CNTT, máy tính để tiến hành nâng cấp, bổ sung đảm bảo cấu hình, năng lực của thiết bị phục vụ triển khai các ứng dụng cho cán bộ, công chức tại UBND xã.

- Các Thôn phối hợp với các nhà mạng lắp đặt Wifi tại Các nhà văn hóa.

b) Chính quyền số

- Sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành tác nghiệp trong quản lý, điều hành công việc: 100% cán bộ thực hiện đúng quy trình gửi, nhận, xử lý văn bản đi, đến trên hệ thống đảm bảo 100% các văn bản được xử lý trên hệ thống; 100% văn bản đi được thực hiện ký số đầy đủ, lãnh đạo UBND xã thực hiện ký số trong quá trình phát hành và tiếp nhận văn bản trên hệ thống.

- Sử dụng Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử: Thực hiện việc rà soát, cập nhật, cấu hình quy trình điện tử giải quyết của tất cả các thủ tục hành chính xã trên hệ thống theo đúng quy trình nội bộ đã được phê duyệt; triển khai thực hiện đảm bảo 100% các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả đúng quy trình điện tử đã được cấu hình trên hệ thống đúng các quy định hiện hành.

- Sử dụng hệ thống Thư điện tử công vụ của tỉnh: Thực hiện việc rà soát, cập nhật danh mục tài khoản người dùng đảm bảo 100% các bộ, công chức của xã được cấp phát tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh để sử dụng trong giải quyết công việc hàng ngày.Thực hiện rà soát toàn bộ các chức danh, vị trí công tác, cán bộ, công chức tại các đơn vị để cấp mới, cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng , đảm bảo đầy đủ chữ ký số của tổ chức, cá nhân phục vụ việc ký số hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng.

- Phối hợp với phòng Văn hóa và Thông tin nâng cấp Trang Thông tin điện tử (website) đáp ứng các yêu cầu quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyếncủa cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đảm bảo cung cấp thông tin về các hoạt động của Đảng, Chính quyền, các đoàn thể và quảng bá về hình ảnh, các nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Thường xuyên cập nhật thông tin và các sự kiện trên trang thông tin điện tử hoặc các tin, bài, tìm các phương án làm phong phú các tin bài để người dùng thường xuyên truy cập, theo dõi.

- Triển khai giám sát, điều hành thông minh (COC): Thực hiện tạo lập, thu thập dữ liệu, số liệu các ngành, các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội quan trọng phục vụ công tác điều hành; tích hợp số liệu báo cáo của các hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử tỉnh tích hợp về COC của xã để tổng hợp, phân tích phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, ra quyết định, ban hành kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của xã. Thực hiện đồng bộ và kết nối dữ liệu về Trung tâm IOC của tỉnh.

- Đầu tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống Camera phục vụ giám sát an ninh, trật tự kết hợp giao thông tại các điểm trọng yếu, điểm đen giao thông; tích hợp về phòng điều hành, giám sát của Công an xã.

- Triển khai đầy đủ các các phần mềm quản lý khác: Phần mềm quản lý tài sản, phần mềm tài chính - kế toán, phần mềm quản lý CBCC, thẻ cán bộ công chức điện tử …

c) Phát triển kinh tế số

Phát triển thương mại điện tử

- Rà soát danh mục sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của xã tiến hành xây dựng thương hiệu, triển khai dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm các thủ tục pháp lý khác theo quy định đưa sản phẩm lên các Sàn thương mại điện tử (Voso, Postmart, Facebook, …); nghiên cứu giải pháp kết nối với các sàn thương mạiđiện tử lớn trong và ngoài nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bán sản phẩm.

- Nghiên cứu các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để quảng bá, tiếp thị và bán hàng.

- Hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, trên các mạng xã hội.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình triển khai Thương mại điện tử tại địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử.

Triển khai thanh toán điện tử

- Phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn huyện, triển khai thanh toán điện tử, bao gồm: thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng ví điện tử và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức cho người dân nhằm thúc đẩy các dịch vụ thanh toán điện tử, sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

Xây dựng mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode: Triển khai số hóa địa chỉ nhà dân, các cơ quan, đơn vị hình thành cơ sở dữ liệu về bản đồ số của xã phục vụ phát triển thương mại điện tử, chuyển phát bưu chính và logictics khi có chỉ đạo của tỉnh.

d) Phát triển xã hội số

Giao tiếp với người dân

- Thiết lập kênh giao tiếp giữa xã và người dân: Đa dạng hóa các kênh thông tin giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân dân trên địa bàn, tăng cường sử dụng các kênh thông tin truyền thống như văn bản, đài truyền thanh; tiến hành xây dựng hệ thống giao tiếp thông qua hệ thống tin nhắn SMS, mạng xã hội Zalo, chatbot, Trang Thông tin điện tử, ứng dụng Công dân số để người dân nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, hoạt động của chính quyền, giúp tăng cường sự tin tưởng, gần gũi hơn giữa chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

- Triển khai ứng dụng phản ánh hiện trường để các tổ chức, cá nhân gửi phản ánh các vấn đề bất cập trong cuộc sống, thông qua đó hỗ trợ công tác xử lý hiệu quả từ các cơ quan chức năng, hướng đến cải thiện môi trường sống, làm việc cho người dân thông qua ứng dụng.

- Thiết lập kênh giao tiếp chính thức trên các mạng xã hội của Việt Nam (Zalo, Mocha, Lotus, Gapo,…) để tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân trong xã giao tiếp, tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Giáo dục thông minh

- Phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục cấp trường trực tuyến: phục vụ hỗ trợ kiểm định chất lượng giáo dục các trường.

- Phần mềm tuyển sinh đầu cấp: Cung cấp công cụ phục vụ cho công tác tuyển sinh vào đầu các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) thực hiện trực tuyến, đồng bộ trên mạng Internet. Hệ thống hỗ trợ phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến, tra cứu thông tin tuyển sinh; hỗ trợ nhà trường xử lý tuyển sinh cho nhà trường; hỗ trợ công tác báo cáo, điều hành chỉ đạo cho các cấp và các trường thuộc quản lý trên địa bàn.

- Triển khai các ứng dụng: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, trang thông tin điện tử… Phần mềm học tập online: VNPT E-Learning, Viettelstud.

Y tế thông minh

- Triển khai tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong cộng đồng; triển khai ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho người dân trên địa bàn xã thông qua ứng dụng người dân được đội ngũ y, bác sỹ tư vấn về sức khỏe, chẩn đoán bệnh trực tuyến qua hệ thống.

- Song song, triển khai ứng dụng tiến hành tạo lập nhóm trên mạng xã hội để người dân được tư vấn về sức khỏe theo hình thức đặt câu hỏi và được bác sỹ trả lời trên nhóm.

- Triển khai hệ thống thông tin quản lý trạm y tế xã, xã, thị trấn theo quy định tại Quyết định số 3523/QĐ-BYT ngày 12/8/2020 của Bộ Y tế.

Tại hội nghị, ông Cao Văn Quyết -Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng BCĐ đã đánh giá sơ bộ những kết quả đạt được trong công tác Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2022, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2023, trong đó cần quan tâm chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số; tập huấn, hướng dẫn các Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trong thực hiện thủ tục hành chính cấp xã; hướng dẫn người dân thanh toán các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, học phí … không dùng tiền mặt và định hướng một số giải pháp thực hiện việc lắp đặt camera an ninh trên các trục đường chính của xã.

Sau một buổi làm việc, với tinh thần tự giác, trách nhiệm cao hội nghị đã thống nhất cao với nội dung Kế hoạch thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023 và thể hiện sự quyết tâm thực hiện phát triển kinh tế số, xã hội số, nhằm thúc đẩy nền KT-XH trên địa bàn xã ngày một phát triển bền vững./.

                                                      Thực hiện: Đoàn Huệ - Công chức VH-XH

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC