Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Tắt sóng 2G chuyển đổi sử dụng điện thoại thông minh để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số

Ngày 18/03/2024 15:40:00

           Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, việc phát triển hạ tầng viễn thông phải đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số

2 G 2.jpg

1.     Lợi ích của việc tắt mạng 2G

. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số,… một cách nhanh chóng và là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn về mọi mặt. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn.

Triển khai việc tắt hoàn toàn sóng 2G để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễnthông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó, hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hànhvà khai thác, phục vụ tốt hơn cho các khách hàng thuê bao (Tại Việt Nam, sóng 4G đang phải chia sẻ băng tần 1.800 MHz với 2G, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ của 4G. Nếu được giải phóng, tốc độ mạng của 4G có thể tăng thêm 25% so với hiện tại). Công nghệ di động tốc độ cao 4G và thế hệ di động 5G tốc độ gấp gần 10 lần 4G góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực xã hội, kết nối vạn vật nhanh hơn, an toàn hơn, góp phần thực hiện mục tiêu chung phổcập điện thoại thông minh tới toàn dân.

anh-minh-hoa-170963327200036400977.jpg

2. Lộ trình tắt sóng 2G

            Việc lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, chương trình đặt mục tiêu phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh (smartphone) đến từng người dân Việt Nam. Đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn.

Để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã sớm ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất" chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2021, buộc các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.

Đến ngày 27/9/2022, Bộ cũng đã có công văn về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ 2G. Từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống 2G hiện có được sử dụng cho dịch vụ thoại và nhắn tin cho thuê bao sử dụng máy điện thoại 3G và máy 4G (các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G không được sử dụng trên hệ thống 2G).

 Từ tháng 9/2026, băng tần 900MHz chỉ sử dụng cho 4G (IMT – Advanced) (Dừng hệ thống di động 2G).

3. Những lưu ý để mua điện thoại 4G

Hiện nay hầu hết các dòng điện thoại thông minh của các hãng lớn đều hỗ trợ công nghệ 4G trở lên. Tuy nhiên thực tế trên thị trường có kinh doanh dòng điện thoại cơ bản dạng bấm phím cổ điển 2G hoặc 4G (chỉ dùng nghe, gọi, nhắn tin).

 Để không mua nhầm máy chỉ nghe gọi được trên mạng 2G và phải thay máy khi nhà mạng tắt sóng 2G người dân cần lưu ý những điểm sau: Chỉ mua điện thoại tại các cửa hàng của nhà mạng, hãng bán lẻ lớn, có uy tín (do các nhà mạng, hãng bán lẻ chịu sự kiểm soát và cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước; được kiểm tra giám sát thường xuyên), đồng thời mua hàng có hóa đơn, phiếu bảo hành đảm bảo máy được hỗ trợ 4G (lưu ý khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn).

2G3.jpg

Việc tắt sóng 2G không phải là sáng kiến của Việt Nam, chúng ta đang theo xu hướng chung của thế giới. Đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ TT&TT", ông Đoàn Quang Hoan, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến Điện tử, chia sẻ tại tọa đàm "Tắt sóng 2G, đưa người dân trên môi trường số". Trên thực tế, các nhà mạng đều đã có những kế hoạch và đang thực hiện nhanh chóng quá trình chuyển đổi công nghệ này. 

Nguồn: Internet

  

Tắt sóng 2G chuyển đổi sử dụng điện thoại thông minh để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số

Đăng lúc: 18/03/2024 15:40:00 (GMT+7)

           Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, việc phát triển hạ tầng viễn thông phải đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số

2 G 2.jpg

1.     Lợi ích của việc tắt mạng 2G

. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số,… một cách nhanh chóng và là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn về mọi mặt. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn.

Triển khai việc tắt hoàn toàn sóng 2G để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễnthông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó, hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hànhvà khai thác, phục vụ tốt hơn cho các khách hàng thuê bao (Tại Việt Nam, sóng 4G đang phải chia sẻ băng tần 1.800 MHz với 2G, ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ của 4G. Nếu được giải phóng, tốc độ mạng của 4G có thể tăng thêm 25% so với hiện tại). Công nghệ di động tốc độ cao 4G và thế hệ di động 5G tốc độ gấp gần 10 lần 4G góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực xã hội, kết nối vạn vật nhanh hơn, an toàn hơn, góp phần thực hiện mục tiêu chung phổcập điện thoại thông minh tới toàn dân.

anh-minh-hoa-170963327200036400977.jpg

2. Lộ trình tắt sóng 2G

            Việc lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong đó, chương trình đặt mục tiêu phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh (smartphone) đến từng người dân Việt Nam. Đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn.

Để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cũng đã sớm ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất" chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2021, buộc các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.

Đến ngày 27/9/2022, Bộ cũng đã có công văn về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ 2G. Từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2026, hệ thống 2G hiện có được sử dụng cho dịch vụ thoại và nhắn tin cho thuê bao sử dụng máy điện thoại 3G và máy 4G (các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G không được sử dụng trên hệ thống 2G).

 Từ tháng 9/2026, băng tần 900MHz chỉ sử dụng cho 4G (IMT – Advanced) (Dừng hệ thống di động 2G).

3. Những lưu ý để mua điện thoại 4G

Hiện nay hầu hết các dòng điện thoại thông minh của các hãng lớn đều hỗ trợ công nghệ 4G trở lên. Tuy nhiên thực tế trên thị trường có kinh doanh dòng điện thoại cơ bản dạng bấm phím cổ điển 2G hoặc 4G (chỉ dùng nghe, gọi, nhắn tin).

 Để không mua nhầm máy chỉ nghe gọi được trên mạng 2G và phải thay máy khi nhà mạng tắt sóng 2G người dân cần lưu ý những điểm sau: Chỉ mua điện thoại tại các cửa hàng của nhà mạng, hãng bán lẻ lớn, có uy tín (do các nhà mạng, hãng bán lẻ chịu sự kiểm soát và cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước; được kiểm tra giám sát thường xuyên), đồng thời mua hàng có hóa đơn, phiếu bảo hành đảm bảo máy được hỗ trợ 4G (lưu ý khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn).

2G3.jpg

Việc tắt sóng 2G không phải là sáng kiến của Việt Nam, chúng ta đang theo xu hướng chung của thế giới. Đây là một chủ trương đúng đắn của Bộ TT&TT", ông Đoàn Quang Hoan, Tổng Thư ký Hội Vô tuyến Điện tử, chia sẻ tại tọa đàm "Tắt sóng 2G, đưa người dân trên môi trường số". Trên thực tế, các nhà mạng đều đã có những kế hoạch và đang thực hiện nhanh chóng quá trình chuyển đổi công nghệ này. 

Nguồn: Internet

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC