Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán

Ngày 11/01/2023 09:30:00

 Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề thời sự và được quan tâm của người tiêu dùng, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo việc sản xuất, kinh doanh và vận chuyển các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên. Bên cạnh nguồn hàng sản xuất tại địa phương thì đa phần hàng hóa trên địa bàn xã được nhập từ các tỉnh, thành phố và nước khác. Trong đó có cả thực phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc… tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

ATTP.jpg

Để có những ngày Tết vui tươi, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, phòng tránh các loại dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm thì bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… thì mỗi người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành “nhà tiêu dùng thông thái”, lựa chọn đúng các sản phẩm sử dụng an toàn trong ngày Tết, như: Lựa chọn hàng hóa, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng đủ các quy định của cơ quan chức năng về nhãn mác, hạn sử dụng theo đúng quy định trên nhãn mác sản phẩm, nơi bày bán phải hợp vệ sinh; ... Thực hiện tốt nguyên tắc “mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý”,không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thành viên trong gia đình.

Để có một mùa tết cổ truyền an toàn, vui tươi lành mạnh, đảm bảo VSATTP không có tai biến xảy ra do VSATTP gây nên. UBND xã khuyến cáo cùng toàn thể nhân dân, mỗi người, mỗi nhà mua, bán, chế biến sử dụng thực phẩm cần lưu ý và thực hiện 10 nguyên tắc vàng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các tai biến do VSATTP như sau:

1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn: Nếu là thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm cần có xuất sứ rõ ràng, có địa chỉ tin cậy, tránh mua phải thực phẩm con sống ở nơi có mầm bệnh lây lan.

2. Thực hiện “ăn chín uống chín”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. 

4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.

5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. 

6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.

 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.

 8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.

ATTP tết.jpg

 Ngoài ra khi mua các thực phẩm ăn liền, đóng gói sẵn như: Rượu, bia, nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo mọi người cần lưu ý: Phải có xuất sứ rõ ràng, có nguồn gốc cụ thể như: Địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng có ghi trên nhãn mác bao bì, chai lọ, tuyệt đối không mua các loại thực phẩm ăn liền không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đều là hàng giả, hàng kém chất lượng.

   Với yêu cầu của công tác VSATTP trong dịp Tết cổ truyền, nhằm phòng chống các bệnh nguy hiểm do thực phẩm gây nên; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, mọi nhà và cộng đồng. UBND xã đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ thông điệp VSATTP do Bộ Y tế ban hành như sau:

   1. Thực hiện ăn chín, uống chín, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi sử dụng, ăn uống.

  2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

 3. Tất cả bát, đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi.

 4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

 5. Xử lý phân, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

 6. Thực hiện 6 không:

         - Không ăn rau sống

         - Không ăn tiết canh

         - Không ăn mắm tôm, mắm tép sống

         - Không ăn gỏi cá, hải sản sống

         - Không ăn nem chạo, nem chua.

         - Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

 Đặc biệt là làm tốt công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ, các công trình vệ sinh trong mỗi hộ gia đình, hạn chế thấp nhất ruồi nhặng đậu vào khu vực vệ sinh sau đó đậu vào thức ăn. Đây là nguồn lây bệnh chính của các loại bệnh dịch liên quan đến ăn uống và VSATTP.

 Để thực hiện tốt công tác VSATTP trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, UBND xã đề nghị toàn thể nhân dân trong xã chủ động phòng chống các loại bệnh đường ruột do VSATTP gây nên là thiết thực bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng.

                                                                                                         Thực hiện:  Đoàn Huệ


 

  

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán

Đăng lúc: 11/01/2023 09:30:00 (GMT+7)

 Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề thời sự và được quan tâm của người tiêu dùng, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, kéo theo việc sản xuất, kinh doanh và vận chuyển các mặt hàng thực phẩm cũng tăng lên. Bên cạnh nguồn hàng sản xuất tại địa phương thì đa phần hàng hóa trên địa bàn xã được nhập từ các tỉnh, thành phố và nước khác. Trong đó có cả thực phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc… tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

ATTP.jpg

Để có những ngày Tết vui tươi, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, phòng tránh các loại dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm thì bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… thì mỗi người tiêu dùng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành “nhà tiêu dùng thông thái”, lựa chọn đúng các sản phẩm sử dụng an toàn trong ngày Tết, như: Lựa chọn hàng hóa, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng đủ các quy định của cơ quan chức năng về nhãn mác, hạn sử dụng theo đúng quy định trên nhãn mác sản phẩm, nơi bày bán phải hợp vệ sinh; ... Thực hiện tốt nguyên tắc “mua sắm thông minh, ăn uống hợp lý”,không nên có thói quen mua và tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày tết tránh đồ ăn dễ bị hỏng lại mất ngon và lãng phí. Chỉ nên chuẩn bị thực phẩm cho 2 đến 3 ngày tết và cần có chế độ ăn hợp lý cho những thành viên trong gia đình.

Để có một mùa tết cổ truyền an toàn, vui tươi lành mạnh, đảm bảo VSATTP không có tai biến xảy ra do VSATTP gây nên. UBND xã khuyến cáo cùng toàn thể nhân dân, mỗi người, mỗi nhà mua, bán, chế biến sử dụng thực phẩm cần lưu ý và thực hiện 10 nguyên tắc vàng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các tai biến do VSATTP như sau:

1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn: Nếu là thực phẩm con sống như gia cầm, thủy cầm cần có xuất sứ rõ ràng, có địa chỉ tin cậy, tránh mua phải thực phẩm con sống ở nơi có mầm bệnh lây lan.

2. Thực hiện “ăn chín uống chín”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. 

4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.

5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. 

6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.

 7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.

 8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.

9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn sử dụng

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.

ATTP tết.jpg

 Ngoài ra khi mua các thực phẩm ăn liền, đóng gói sẵn như: Rượu, bia, nước ngọt, nước giải khát, bánh kẹo mọi người cần lưu ý: Phải có xuất sứ rõ ràng, có nguồn gốc cụ thể như: Địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng có ghi trên nhãn mác bao bì, chai lọ, tuyệt đối không mua các loại thực phẩm ăn liền không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, đều là hàng giả, hàng kém chất lượng.

   Với yêu cầu của công tác VSATTP trong dịp Tết cổ truyền, nhằm phòng chống các bệnh nguy hiểm do thực phẩm gây nên; để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người, mọi nhà và cộng đồng. UBND xã đề nghị toàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ thông điệp VSATTP do Bộ Y tế ban hành như sau:

   1. Thực hiện ăn chín, uống chín, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi sử dụng, ăn uống.

  2. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh

 3. Tất cả bát, đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi.

 4. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bặm.

 5. Xử lý phân, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

 6. Thực hiện 6 không:

         - Không ăn rau sống

         - Không ăn tiết canh

         - Không ăn mắm tôm, mắm tép sống

         - Không ăn gỏi cá, hải sản sống

         - Không ăn nem chạo, nem chua.

         - Không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

 Đặc biệt là làm tốt công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ, các công trình vệ sinh trong mỗi hộ gia đình, hạn chế thấp nhất ruồi nhặng đậu vào khu vực vệ sinh sau đó đậu vào thức ăn. Đây là nguồn lây bệnh chính của các loại bệnh dịch liên quan đến ăn uống và VSATTP.

 Để thực hiện tốt công tác VSATTP trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, UBND xã đề nghị toàn thể nhân dân trong xã chủ động phòng chống các loại bệnh đường ruột do VSATTP gây nên là thiết thực bảo vệ sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng.

                                                                                                         Thực hiện:  Đoàn Huệ


 

  

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC