Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Bài truyền thông về các biện pháp phòng, chống Cúm A/H5N1

Ngày 15/03/2023 08:00:00

       Bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A/H5N1 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virusnày.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian gần đây tại Căm-Pu-chia đã phát hiện ca tử vong trên người do vi rút Cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng.

1.  Triệuchứng:

+ Sốt cao 39 – 40 độ C.

+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.

+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…

+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.

+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.

+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

+ Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

2.  Biện pháp phòng chống cúmA/H5N1:
-   Tiêm vắc xin phòng bệnhcúm;

-   Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để không khí lưu thông dễdàng.

-     Lau sàn nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường: Cloramin…

-   Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm, không tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh vàchết.

-   Không mua gia cầm sống, thịt, trứng gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không giết thịt, ăn thịt gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa nấu chínkỹ.

-   Uống nước đã đun sôi, nước đã tiệt trùng. Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩnkhác.

-   Không khạc nhổ bừa bãi; khi ho, hắt hơi nên che kín miệng. Người bị cảm cúm nên chủ động đeo khẩu trang khi tiếpxúc.


-   Trong gia đình hoặc cụm dân cư nếu có hiện tượng gia cầm bị mắc bệnh, chết hàng loạt cần khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng cách, không để mầm bệnh lây lan ra cộngđồng.

-   Người từ khu vực có dịch bệnh cúm A/H5N1 trở về cần phải khai báo với cơ quan y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phòng bệnh và được theo dõi tình trạng sứckhỏe.

-   Khi có các biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịpthời.

Trên đây là những biện pháp cơ bản trong công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người.Trạm y tế xã  đề nghị mọi người dân cần thực hiện nghiêm túc để phòng, chống dịch bệnh. Khi xuất hiện có gia cầm ốm, chết trong đàn cần báo ngay cho Cán bộ thú y, UBND xã để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

                                                        Người viết bài : Bs Trịnh Thị Thanh

Bài truyền thông về các biện pháp phòng, chống Cúm A/H5N1

Đăng lúc: 15/03/2023 08:00:00 (GMT+7)

       Bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A/H5N1 gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Hầu hết những người nhiễm bệnh có thể khỏi bệnh không cần dùng đến điều trị thuốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp nhập viện và tử vong vì nhiễm virusnày.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian gần đây tại Căm-Pu-chia đã phát hiện ca tử vong trên người do vi rút Cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng.

1.  Triệuchứng:

+ Sốt cao 39 – 40 độ C.

+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.

+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…

+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.

+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.

+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…

+ Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

2.  Biện pháp phòng chống cúmA/H5N1:
-   Tiêm vắc xin phòng bệnhcúm;

-   Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để không khí lưu thông dễdàng.

-     Lau sàn nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường: Cloramin…

-   Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm, không tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh vàchết.

-   Không mua gia cầm sống, thịt, trứng gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, không giết thịt, ăn thịt gia cầm mắc bệnh, không ăn tiết canh, không ăn thịt, trứng gia cầm chưa nấu chínkỹ.

-   Uống nước đã đun sôi, nước đã tiệt trùng. Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩnkhác.

-   Không khạc nhổ bừa bãi; khi ho, hắt hơi nên che kín miệng. Người bị cảm cúm nên chủ động đeo khẩu trang khi tiếpxúc.


-   Trong gia đình hoặc cụm dân cư nếu có hiện tượng gia cầm bị mắc bệnh, chết hàng loạt cần khai báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý đúng cách, không để mầm bệnh lây lan ra cộngđồng.

-   Người từ khu vực có dịch bệnh cúm A/H5N1 trở về cần phải khai báo với cơ quan y tế địa phương để áp dụng các biện pháp phòng bệnh và được theo dõi tình trạng sứckhỏe.

-   Khi có các biểu hiện cúm như ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịpthời.

Trên đây là những biện pháp cơ bản trong công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người.Trạm y tế xã  đề nghị mọi người dân cần thực hiện nghiêm túc để phòng, chống dịch bệnh. Khi xuất hiện có gia cầm ốm, chết trong đàn cần báo ngay cho Cán bộ thú y, UBND xã để có hướng dẫn xử lý kịp thời./.

                                                        Người viết bài : Bs Trịnh Thị Thanh

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC