Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và hoạt động lễ hội tại di tích Quốc Gia- Đền thờ Khương Công Phụ

Ngày 11/03/2024 17:00:00

 

Di tích đền Khương Công Phụ là di tích Quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tại (Quyết định số 52/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2001)

 

 

Đền Khương Công Phụ được xây dựng vào đời vua Lê Hiến Tông (1740-1785), Đền thờ, thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ là vị Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam làm quan trên đất nước Trung Hoa; Ông sinh năm Quý Dậu 733, tự là Khâm Văn, người làng Cổ Hiểm, phường Sơn ôi, Ái châu, nay là Làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định. Năm 758 dưới thời vua Đường Đức Tông (780-805) cụ đỗ Tiến sĩ, Khương Công Phụ là người có chí khí bản lĩnh học giỏi, đỗ cao, được vua Nhà Đường phong chức Tể Tướng. Ông được đánh giá là người mở đầu nền văn học viết nước ta, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải”-Tiến sĩ Khương Công Phụ là tác phẩm văn chương đầu tiên đạt tới trình độ chuẩn mực ngôn ngữ. Ông mất này 10/3 năm Ất Dậu 805 thọ 73 tuổi.

Đến thời Cảnh Hưng trong một lần hỏa hoạn, Đền đã bị cháy chỉ còn nền móng. Năm 1870 dưới thời Vua Tự Đức thứ 23, Đền được xây dựng lại khang trang gồm Tòa Tiền Đường và tòa Hậu Cung. Trải qua biến cố của lịch sử, thời gian, ngôi Đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2010 với nguồn kinh phí cấp Tỉnh, xây dựng lại tòa Tiền đường gồm 3 gian là nơi để đồ thờ cho nhân dân mỗi khi đến dâng hương, tế lễ. Tuy chưa được khang trang nhưng cũng là nơi để muôn dân trăm họ và con cháu hậu duệ dòng tộc họ Khương trên mọi miềm đất nước có nơi thờ phụng, hương nhang, nhớ ơn tiên tổ.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, con em dòng họ Khương và nhân dân địa phương đã đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp một số hạng mục: Cổng, Tường rào, mái che Hậu Cung, …..phần nào đã góp phần bảo vệ, giữ gìn di tích.

Ngày 10/3 âm lịch năm Ất Dậu 805, Khương Công Phụ mất. Lễ dâng hương, lễ hội Khương Công phụ từ đây cũng xuất hiện và được gìn giữ đến tận bây giờ.

 Lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của  người dân xã Định Thành, là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh  hình tượng Khương Công Phụ- hình tượng về truyền thống hiếu học. Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của Ông đối với cộng đồng, dân tộc.Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của con em Dòng họ Khương và nhân dân xã Định Thành , luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa đó là lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ.

Hằng năm cứ vào 10/3 âm lịch con cháu dòng họ Khương và nhân dân địa phương lại tấp nập chuẩn bị lễ vật để tổ chức Lễ dâng hương, Lễ hội đền Khương Công Phụ. Lễ hội được bắt đầu từ chiều ngày 09 đến hết ngày 10/3 âm lịch.

Lễ hội đền Khương Công Phụ được tổ chức tại Thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định.

Lễ hội đền Khương Công Phụ ra đời sau khi được công nhận là di tích cấp Quốc Gia năm 2001, được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là Ngày hội của của địa phương. Lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao của ông cha. được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch- Ngày giỗ của Ông Khương Công Phụ. Lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Thường được tổ chức 5-10 năm/ lần , được tổ chức theo nghi lễ cấp xã. Việc tổ chức lễ hội bao gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.

Phần lễ: gồm rước liệu và dâng hương

Từ chiều ngày mồng 9, Ban tổ chức lễ hội tập hợp các thành phần trong BTC, Ban quản lý, đoàn rước kiệu,…tại Đền để  hướng dẫn, sắp xếp vị trí các đoàn. Nghi thức rước kiệu được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc . Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung tại sân Đền diễu hành Rước Kiệu tới Phủ mẫu ( thân sinh ra Ông). Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng kèn, nhạc bát âm. Tới trước thềm của Phủ Mẫu đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ tại cung trong của Phủ. Sau đó đoàn lại Rước kiệu về Đền Khương Công Phụ thực hiện các nghi thức: dâng lễ, dâng hương, nghe lãnh đạo địa phương cáo lễ.

Ý nghĩa tâm linh của Lễ Hội đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng người dân Định Thành. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con em Dòng họ Khương đang sống trên mọi miền Tổ quốc, người dân địa phương về thăm đền và dự lễ hội, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

 

        Phần hội

Ngoài phần lễ trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính đối với bậc thành kính thì thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như: kéo co, bóng chuyền, tế lễ, chương trình văn hóa nghệ thuật của đoàn ca múa kịch ,,..thu hút mọi người tham gia.

Những ngày lễ hội đền Khương Công Phụ, người dân địa phương và con cháu Dòng họ Khương ở mọi miền tổ quốc tập trung đông đúc tạo nên một cảnh vật mùa xuân nhộn nhịp và thực sự có ý nghĩa. Khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền thanh, truyền  hình là cầu nối đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả người dân trên mọi miền tổ quốc biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt nói chung và Lễ hội Đền Khương Công Phụ nói riêng.

Nghi lễ Rước kiệu

 

Nghi lễ Rước kiệu

 

Nghi lễ Rước kiệu

Cán bộ địa phương, người dân về thực hiện dâng hương

 

 

 

 

 

Phần tế lễ của đội tế

Trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp, sự chung lòng của con cháu họ Khương và con em địa phương trong việc tôn tạo Đền. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tâm linh và tầm giá trị của 1 di tích cấp Quốc gia, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, chính quyền; các nhà hảo tâm, con cháu dòng họ Khương trên khắp mọi miền đất nước trong việc xây dựng  Đền thờ Khuong Công Phụ ngày một khang trang và xứng tầm giá trị của nó.

Thực hiện: Đoàn Huệ

 

 

 

 

.

 

 

Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử và hoạt động lễ hội tại di tích Quốc Gia- Đền thờ Khương Công Phụ

Đăng lúc: 11/03/2024 17:00:00 (GMT+7)

 

Di tích đền Khương Công Phụ là di tích Quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận tại (Quyết định số 52/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2001)

 

 

Đền Khương Công Phụ được xây dựng vào đời vua Lê Hiến Tông (1740-1785), Đền thờ, thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ là vị Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam làm quan trên đất nước Trung Hoa; Ông sinh năm Quý Dậu 733, tự là Khâm Văn, người làng Cổ Hiểm, phường Sơn ôi, Ái châu, nay là Làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định. Năm 758 dưới thời vua Đường Đức Tông (780-805) cụ đỗ Tiến sĩ, Khương Công Phụ là người có chí khí bản lĩnh học giỏi, đỗ cao, được vua Nhà Đường phong chức Tể Tướng. Ông được đánh giá là người mở đầu nền văn học viết nước ta, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải”-Tiến sĩ Khương Công Phụ là tác phẩm văn chương đầu tiên đạt tới trình độ chuẩn mực ngôn ngữ. Ông mất này 10/3 năm Ất Dậu 805 thọ 73 tuổi.

Đến thời Cảnh Hưng trong một lần hỏa hoạn, Đền đã bị cháy chỉ còn nền móng. Năm 1870 dưới thời Vua Tự Đức thứ 23, Đền được xây dựng lại khang trang gồm Tòa Tiền Đường và tòa Hậu Cung. Trải qua biến cố của lịch sử, thời gian, ngôi Đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2010 với nguồn kinh phí cấp Tỉnh, xây dựng lại tòa Tiền đường gồm 3 gian là nơi để đồ thờ cho nhân dân mỗi khi đến dâng hương, tế lễ. Tuy chưa được khang trang nhưng cũng là nơi để muôn dân trăm họ và con cháu hậu duệ dòng tộc họ Khương trên mọi miềm đất nước có nơi thờ phụng, hương nhang, nhớ ơn tiên tổ.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp, con em dòng họ Khương và nhân dân địa phương đã đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp một số hạng mục: Cổng, Tường rào, mái che Hậu Cung, …..phần nào đã góp phần bảo vệ, giữ gìn di tích.

Ngày 10/3 âm lịch năm Ất Dậu 805, Khương Công Phụ mất. Lễ dâng hương, lễ hội Khương Công phụ từ đây cũng xuất hiện và được gìn giữ đến tận bây giờ.

 Lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của  người dân xã Định Thành, là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của cộng đồng, tôn vinh  hình tượng Khương Công Phụ- hình tượng về truyền thống hiếu học. Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của Ông đối với cộng đồng, dân tộc.Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của con em Dòng họ Khương và nhân dân xã Định Thành , luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa đó là lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ.

Hằng năm cứ vào 10/3 âm lịch con cháu dòng họ Khương và nhân dân địa phương lại tấp nập chuẩn bị lễ vật để tổ chức Lễ dâng hương, Lễ hội đền Khương Công Phụ. Lễ hội được bắt đầu từ chiều ngày 09 đến hết ngày 10/3 âm lịch.

Lễ hội đền Khương Công Phụ được tổ chức tại Thôn Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định.

Lễ hội đền Khương Công Phụ ra đời sau khi được công nhận là di tích cấp Quốc Gia năm 2001, được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là Ngày hội của của địa phương. Lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao của ông cha. được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch- Ngày giỗ của Ông Khương Công Phụ. Lễ hội Đền thờ Khương Công Phụ được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Thường được tổ chức 5-10 năm/ lần , được tổ chức theo nghi lễ cấp xã. Việc tổ chức lễ hội bao gồm hai phần: Phần lễ và phần hội.

Phần lễ: gồm rước liệu và dâng hương

Từ chiều ngày mồng 9, Ban tổ chức lễ hội tập hợp các thành phần trong BTC, Ban quản lý, đoàn rước kiệu,…tại Đền để  hướng dẫn, sắp xếp vị trí các đoàn. Nghi thức rước kiệu được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc . Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung tại sân Đền diễu hành Rước Kiệu tới Phủ mẫu ( thân sinh ra Ông). Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng kèn, nhạc bát âm. Tới trước thềm của Phủ Mẫu đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ tại cung trong của Phủ. Sau đó đoàn lại Rước kiệu về Đền Khương Công Phụ thực hiện các nghi thức: dâng lễ, dâng hương, nghe lãnh đạo địa phương cáo lễ.

Ý nghĩa tâm linh của Lễ Hội đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng người dân Định Thành. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con em Dòng họ Khương đang sống trên mọi miền Tổ quốc, người dân địa phương về thăm đền và dự lễ hội, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

 

        Phần hội

Ngoài phần lễ trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính đối với bậc thành kính thì thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như: kéo co, bóng chuyền, tế lễ, chương trình văn hóa nghệ thuật của đoàn ca múa kịch ,,..thu hút mọi người tham gia.

Những ngày lễ hội đền Khương Công Phụ, người dân địa phương và con cháu Dòng họ Khương ở mọi miền tổ quốc tập trung đông đúc tạo nên một cảnh vật mùa xuân nhộn nhịp và thực sự có ý nghĩa. Khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền thanh, truyền  hình là cầu nối đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả người dân trên mọi miền tổ quốc biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt nói chung và Lễ hội Đền Khương Công Phụ nói riêng.

Nghi lễ Rước kiệu

 

Nghi lễ Rước kiệu

 

Nghi lễ Rước kiệu

Cán bộ địa phương, người dân về thực hiện dâng hương

 

 

 

 

 

Phần tế lễ của đội tế

Trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp, sự chung lòng của con cháu họ Khương và con em địa phương trong việc tôn tạo Đền. Tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu tâm linh và tầm giá trị của 1 di tích cấp Quốc gia, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, chính quyền; các nhà hảo tâm, con cháu dòng họ Khương trên khắp mọi miền đất nước trong việc xây dựng  Đền thờ Khuong Công Phụ ngày một khang trang và xứng tầm giá trị của nó.

Thực hiện: Đoàn Huệ

 

 

 

 

.

 

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC