Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
73673

Lễ dâng hương Đền thờ Khương Công Phụ

Ngày 23/04/2024 10:17:00

Sáng ngày 18/4/2024 UBND xã, Ban quan lý di tích tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 1219 năm Ngày Mất Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ.

Đồng chí Thiều Sỹ Hưng- Chủ tịch UBND xã đánh chuông khai Lễ

Cụ Khương Công Phụ sinh năm Quý Dậu 733, tự là Khâm Văn, người làng Cổ Hiểm, phường Sơn ôi, Ái châu, nay là Làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định. Năm 758, dưới thời vua Đường Đức Tông (780-805) cụ đỗ Tiến sĩ , được vua Đường ban đầu đặc cách phong chức cho làm Hiệu thư lang, sau vì có chế sách hơn người nên cụ được thăng chức thành Tả thập di (chuyên giám sát công việc trong triều). Mỗi khi triều kiến, cụ tâu đối phân minh, các quan đều khâm phục, sau được mời vào Viện Hàn làm giữ chức Hàn lâm Học sĩ kiêm chức Kinh triệu hộ tào tham quân.

Đến năm 783 do có công giúp Đường Đức Tông dẹp loạn nên được thăng chức Gián Nghị đại Phu đồng Trung thư môn hạ Bình Chương sự ( tương đương với chức Tể tướng sau này- Ngày đó không có chức Tể Tướng).

Đến năm 784 do mất lòng Vua nên bị giáng làm Tả Thứ Tử  nhưng vì mẹ mất nên cụ được giải chức về chịu tang. Năm 793 cụ bị sai đi biệt giá ở Tuyền Châu, cụ ở  đây 14 năm, sống ẩn dưới chân núi Cửu Nhật Sơn thuộc huyện Nam Yên tỉnh Phúc Kiến.

Năm 805 khi Đường Thuận Tông lên ngôi  đã cử cụ làm Thứ Sử Cát Châu, chưa kịp nhận chức thì cụ mất. Cụ mất ngày 10/3 năm Ất Dậu 806  hưởng thọ 73 tuổi.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ là vị Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam làm quan trên đất nước Trung Hoa; là người có chí khí bản lĩnh từ lúc nhỏ lại học giỏi, đỗ cao, làm đến chức Tể tướng trong triều đình nhà Đường nhưng Khương Công Phụ chẳng phải là người ham chức quyền bỗng lộc xem đó là cứu cánh cuộc đời mà là người muốn hành đạo, giúp đời. Với trí thông minh, tài năng, đức độ của mình, dẫu lúc thăng quan hay bị giáng chức ông vẫn một lòng chính trực làm tròn phận sự. Làm quan nơi đất khách quê người, song lòng ông vẫn da diết nhớ về quê hương, Tổ quốc với nỗi niềm đau đáu. Tình cảm đó thể hiện rõ ở đóng góp to lớn vào nền văn học viết Việt Nam. Tác phẩm của ông không nhiều, nhưng bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” là tác phẩm văn chương đầu tiên đạt tới trình độ chuẩn mực ngôn ngữ, và tác giả của nó - Tiến sỹ Khương Công Phụ - được đánh giá là người mở đầu nền văn học viết nước ta.

 

Toàn Cảnh buổi lễ

Lãnh đạo địa phương dâng hương tại buổi Lễ

 

Toàn Cảnh Tiền đường buổi lễ

Với những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng được vun đắp qua nhiều thế hệ, Lễ Dâng hương Đền thờ Khương Công Phụ đã trở thành điểm tựa tinh thần, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của con e địa phương và con e Dòng họ Khương trên mọi miền tổ quốc. Đây là dịp tri ân công đức tổ tiên, hướng về cội nguồn và bồi đắp thêm niềm tự hào là tâm niệm và tấm lòng của mỗi người con hướng về bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Thực hiện: Đoàn Huệ 

Lễ dâng hương Đền thờ Khương Công Phụ

Đăng lúc: 23/04/2024 10:17:00 (GMT+7)

Sáng ngày 18/4/2024 UBND xã, Ban quan lý di tích tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 1219 năm Ngày Mất Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ.

Đồng chí Thiều Sỹ Hưng- Chủ tịch UBND xã đánh chuông khai Lễ

Cụ Khương Công Phụ sinh năm Quý Dậu 733, tự là Khâm Văn, người làng Cổ Hiểm, phường Sơn ôi, Ái châu, nay là Làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định. Năm 758, dưới thời vua Đường Đức Tông (780-805) cụ đỗ Tiến sĩ , được vua Đường ban đầu đặc cách phong chức cho làm Hiệu thư lang, sau vì có chế sách hơn người nên cụ được thăng chức thành Tả thập di (chuyên giám sát công việc trong triều). Mỗi khi triều kiến, cụ tâu đối phân minh, các quan đều khâm phục, sau được mời vào Viện Hàn làm giữ chức Hàn lâm Học sĩ kiêm chức Kinh triệu hộ tào tham quân.

Đến năm 783 do có công giúp Đường Đức Tông dẹp loạn nên được thăng chức Gián Nghị đại Phu đồng Trung thư môn hạ Bình Chương sự ( tương đương với chức Tể tướng sau này- Ngày đó không có chức Tể Tướng).

Đến năm 784 do mất lòng Vua nên bị giáng làm Tả Thứ Tử  nhưng vì mẹ mất nên cụ được giải chức về chịu tang. Năm 793 cụ bị sai đi biệt giá ở Tuyền Châu, cụ ở  đây 14 năm, sống ẩn dưới chân núi Cửu Nhật Sơn thuộc huyện Nam Yên tỉnh Phúc Kiến.

Năm 805 khi Đường Thuận Tông lên ngôi  đã cử cụ làm Thứ Sử Cát Châu, chưa kịp nhận chức thì cụ mất. Cụ mất ngày 10/3 năm Ất Dậu 806  hưởng thọ 73 tuổi.

Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Khương Công Phụ là vị Trạng Nguyên đầu tiên của Việt Nam làm quan trên đất nước Trung Hoa; là người có chí khí bản lĩnh từ lúc nhỏ lại học giỏi, đỗ cao, làm đến chức Tể tướng trong triều đình nhà Đường nhưng Khương Công Phụ chẳng phải là người ham chức quyền bỗng lộc xem đó là cứu cánh cuộc đời mà là người muốn hành đạo, giúp đời. Với trí thông minh, tài năng, đức độ của mình, dẫu lúc thăng quan hay bị giáng chức ông vẫn một lòng chính trực làm tròn phận sự. Làm quan nơi đất khách quê người, song lòng ông vẫn da diết nhớ về quê hương, Tổ quốc với nỗi niềm đau đáu. Tình cảm đó thể hiện rõ ở đóng góp to lớn vào nền văn học viết Việt Nam. Tác phẩm của ông không nhiều, nhưng bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” là tác phẩm văn chương đầu tiên đạt tới trình độ chuẩn mực ngôn ngữ, và tác giả của nó - Tiến sỹ Khương Công Phụ - được đánh giá là người mở đầu nền văn học viết nước ta.

 

Toàn Cảnh buổi lễ

Lãnh đạo địa phương dâng hương tại buổi Lễ

 

Toàn Cảnh Tiền đường buổi lễ

Với những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng được vun đắp qua nhiều thế hệ, Lễ Dâng hương Đền thờ Khương Công Phụ đã trở thành điểm tựa tinh thần, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của con e địa phương và con e Dòng họ Khương trên mọi miền tổ quốc. Đây là dịp tri ân công đức tổ tiên, hướng về cội nguồn và bồi đắp thêm niềm tự hào là tâm niệm và tấm lòng của mỗi người con hướng về bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Thực hiện: Đoàn Huệ 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC